Du xuân khám phá hương vị Tết Việt từ Phú Quốc đến Sài Gòn
Grande 2022 tiếp tục được Yamaha lắp ráp tại Việt Nam với 3 phiên bản, giá từ 45,9 - 50,3 triệu đồngPhát hiện 2 người dương tính ma túy trong quán bar ở TP.HCM
Tại miền Bắc, giá heo hơi ít biến động, tăng nhẹ 1.000 đồng lên mức 72.000 đồng/kg ở Phú Thọ và Hà Nam. Giá heo hơi phổ biến ở các tỉnh thành trong khu vực từ 71.000 - 72.000 đồng/kg, riêng Nam định và Lào Cai vẫn đứng ở 70.000 đồng/kg.Thị trường ở khu vực miền Trung và Tây nguyên khá sôi động, giá heo hơi ở Lâm Đồng tăng 1.000 đồng lên 75.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Đáng chú ý, Huế và Ninh Thuận đồng loạt tăng 2.000 đồng lên mức lần lượt 72.000 và 74.000 đồng/kg. Nhiều địa phương cùng tăng 1.000 đồng là Bình Thuận và Đắk Lắk, cùng đạt 74.000 đồng/kg; Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định 72.000 đồng/kg. Dù tăng 1.000 đồng nhưng Quảng Nam và Khánh Hòa mới chỉ 71.000 đồng/kg - mức thấp nhất khu vực.Ở miền Nam, thị trường đặc biệt sôi động; đáng chú ý tại TP.Cần Thơ giá heo hơi nhảy vọt 3.000 đồng lên 76.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Cùng mức này còn có Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg. Thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai dù chỉ tăng 1.000 đồng nhưng cũng đứng vào nhóm những địa phương có giá heo hơi cao nhất cả nước là 76.000 đồng/kg.Nhiều tỉnh thành khác trong khu vực cũng đồng loạt tăng 1.000 đồng như: Tây Ninh, Vĩnh Long đạt 75.000 đồng/kg; còn Bình Phước, TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang lên 74.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất miền Nam.Giá heo hơi bình quân cả nước 73.000 đồng/kg, cao hơn giá heo hơi của Công ty C.P Việt Nam là 72.000 đồng/kg ở miền Bắc và 71.000 đồng/kg ở miền Nam. Ở thời điểm này, việc giá heo tăng nhanh khiến nhiều người chăn nuôi nghĩ tới cột mốc 80.000 đồng/kg. Tại TP.HCM, giá thịt bán lẻ liên tục biến động, thịt ba rọi 190 đồng/kg, ba rọi rút sườn 280.000 đồng/kg, sườn già 128.000 đồng/kg, nạc vai 140.000 đồng/kg, nạc đùi 152.000 đồng/kg…
HLV Giustozzi: ‘Đội tuyển Việt Nam sẽ thắng Kyrgyzstan, cửa đến World Cup còn nguyên’
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ.
Tập 8 Bước nhảy hoàn vũ lên sóng với màn tranh tài của dàn thí sinh gồm Hooyeon, Minyoung, Vi Anh, Lê Hoàng Phương và Ngọc Hằng. Đảm nhận vai trò giám khảo ngoài kiện tướng Chí Anh, Khánh Thi còn có sự góp mặt của NSND Trần Ly Ly, Phan Hiển…Trong đêm thi, đáng chú ý là tiết mục của Hoa hậu Lê Hoàng Phương và bạn diễn Kristian Yordanov. Cặp đôi chọn thể hiện slow waltz, trên nền nhạc ca khúc Từng là. Sau khi nàng hậu quê Khánh Hòa thực hiện xong bài thi, MC Nguyên Khang ngẫu hứng mời Khánh Thi - Phan Hiển lên thị phạm. Không ngần ngại, vợ chồng nữ kiện tướng kết hợp ăn ý trong sự cổ vũ của mọi người.Trong khi các giám khảo nhún nhảy, đồng loạt giơ bảng 10 điểm để cổ vũ Khánh Thi, Phan Hiển thì giám khảo Chí Anh lại giơ bảng 7 điểm. Khi được MC hỏi lý do, nam kiện tướng chỉ bật cười. Trước tình huống này, Khánh Thi bất ngờ quay sang dành nụ hôn cho Phan Hiển, khiến trường quay như vỡ òa. Quay trở lại phần thi của Lê Hoàng Phương, giám khảo Chí Anh đánh giá cao cách chọn bối cảnh bài thi. Anh nhận xét: “Khi bắt đầu vào có lẽ bạn hơi run, nhưng sau đó bạn đã bắt nhịp được ngay. Thần thái của bạn ngày hôm nay tốt hơn so với những tiết mục trước”. Trong khi đó, giám khảo Trần Ly Ly nhận xét: “Những người diễn viên hay người nhảy thì mục đích cuối cùng vẫn là đem đến cảm xúc cho người xem, tạo ra không gian như thế tràn ngập cả khán phòng khiến cho Khánh Thi - Phan Hiển cũng phải ra nhảy. Tôi thì mong muốn phải có độ khó hơn nữa”. Với phần thể hiện này, Lê Hoàng Phương nhận được 9 điểm từ giám khảo Chí Anh, giám khảo Sandra Mosa, giám khảo Khánh Thy và giám khảo Trần Ly Ly. Trong khi đó, Phan Hiển trao 9,5 điểm cho cặp đôi. Đón nhận kết quả, Lê Hoàng Phương nói cô vui khi có được bài thi trọn vẹn, chinh phục khán giả. Người đẹp nói sẽ tiếp thu ý kiến của ban giám khảo để hoàn thiện hơn trong vòng sau.
Sao Việt diện sơ mi trắng với kiểu gài nút lệch, mix chân váy thành đầm suông
Tham dự chương trình có GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Tường Lâm cho biết, tại phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra 3 gợi mở cho thanh niên trong thời đại mới. Trong đó, nêu bật nhiều nhiệm vụ đột phá xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới thuộc về thanh niên. Thanh niên là lực lượng xung kích, đi đầu trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Tiếp thu sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, với phương châm "Thanh niên Việt Nam yêu nước - khát vọng - đoàn kết - tiên phong - sáng tạo - tự tin bước vào kỷ nguyên mới", Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã thống nhất với ngành y tế, định hướng chỉ đạo Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp, triển khai các chương trình an sinh xã hội."Trong đó, với các mục tiêu là khẳng định và phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng cống hiến của thanh niên qua những việc làm thiết thực; cùng ngành y tế, thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe.Đảm bảo rằng mỗi người dân, đặc biệt đối tượng yếu thế, được tiếp cận dịch vụ y tế một cách toàn diện; tăng cường năng lực tiên phong và sáng tạo trong kỷ nguyên số, phát huy khả năng đổi mới và sáng tạo để đạt được những bước tiến đột phá, trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân", anh Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh.Cũng theo anh Nguyễn Tường Lâm, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ đã và đang triển khai nhiều chương trình nổi bật góp phần xây dựng nền y tế minh bạch, công bằng và hiệu quả.Cạnh đó, để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, anh Nguyễn Tường Lâm cho rằng, cần tăng cường phát huy vai trò của các hoạt động tình nguyện trong mọi mặt của đời sống. Trong đó, thanh niên khối ngành y tế sẽ tiếp tục thực hiện tốt và tỏa sáng hơn nữa trong các hoạt động an sinh xã hội, lan tỏa sứ mệnh cao cả vì cộng đồng, vì nhân dân. Phát biểu tại chương trình, GS-TS Trần Văn Thuấn cho biết, năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực y tế của Việt Nam. Trong đó, 2 hoạt động nổi bật là tăng cường công tác phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường và tim mạch, giúp điều trị hiệu quả hơn; đổi mới công nghệ và đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành y tế, đặc biệt là ứng dụng AI và Big Data trong chẩn đoán và quản lý sức khỏe. "Trong những thành tựu đó, lực lượng thanh niên, thầy thuốc trẻ, với nhiệt huyết và khả năng tiên phong, đã trở thành lực lượng nòng cốt trong cách mạng số của ngành y tế", ông Trần Văn Thuấn khẳng định.Cũng theo ông Thuấn, năm 2025, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đổi mới và tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống y tế trước các thách thức mới. "Chúng ta đặc biệt chú trọng đến tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho mọi người. Đổi mới công nghệ y tế toàn diện, tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại như AI, Big Data và y tế số. Tăng cường nâng cao nhận thức và hành động trong phòng chống bệnh không lây nhiễm, đặc biệt đối với bà con vùng sâu, vùng xa…" ông Trần Văn Thuấn cho hay.Tại chương trình, ban tổ chức đã tặng quà 10 gia đình chính sách; tặng quà 10 học sinh vượt khó; trao tặng quà, thiết bị cho Trung tâm Y tế H.Khoái Châu và Trung tâm Y tế H.Yên Mỹ; thăm, chúc tết mẹ Việt Nam anh hùng. Đồng thời các y, bác sĩ trẻ đã khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 1.000 người dân và sàng lọc ung thư cho 500 người có nguy cơ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.